Virus parvo ở chó (CPV) là một nguyên nhân rất dễ lây lan và tương đối phổ biến của bệnh GI (miêu tả sự tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm giàu tinh bột) cấp tính truyền nhiễm ở chó nhỏ. Mặc dù không rõ nguồn gốc chính xác của nó, nhưng nó được cho là phát sinh từ virus panleukopenia của mèo hoặc một loại parvovirus có liên quan của động vật không thuần hóa. Virus Parvo là một loại virus DNA sợi đơn, không có vỏ bọc, kháng lại nhiều chất tẩy rửa và khử trùng thông thường, cũng như thay đổi nhiệt độ và độ pH. Virus CPV truyền nhiễm có thể tồn tại trong nhà ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 2 tháng; còn ở ngoài trời, nếu được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời và hút ẩm, nó có thể tồn tại trong nhiều tháng và có thể nhiều năm. Ở Bắc Mỹ, bệnh lâm sàng chủ yếu là do CPV-2b; tuy nhiên, có 1 chủng virus khác là CPV-2c, một chủng mới hơn và có tính độc hại tương đương, virus này ngày càng phổ biến và đã được xác định có ít nhất ở 15 tiểu bang bên Mỹ. Cho đến nay, vẫn không có mối liên quan nào được xác định giữa chủng Virus Parvo và mức độ nghiêm trọng của bệnh lâm sàng.
Những bé chó con (6 tuần đến 6 tháng tuổi) chưa được tiêm phòng hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Rottweilers (hay chó Rốt), Doberman Pinschers, American Pit Bull Terrier (gọi tắt là Pit Bull), English Springer Spaniels và German Shepherds (chó chăn cừu Đức) đã được mô tả là những giống chó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Giả sử chó con được bú đủ sữa non từ mẹ, chúng sẽ có kháng thể CPV và được bảo vệ khỏi nhiễm trùng trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời; tuy nhiên, tính mẫn cảm với nhiễm trùng tăng lên khi các kháng thể thu được từ chó mẹ suy yếu đi. Căng thẳng (ví dụ: từ cai sữa, sống ở nơi quá đông đúc, suy dinh dưỡng, v.v.), ký sinh trùng đường ruột đồng thời hoặc nhiễm mầm bệnh đường ruột (ví dụ: Clostridium spp, Campylobacter spp, Salmonella spp, Giardia spp, coronavirus) có liên quan đến bệnh lâm sàng nặng hơn. Trong số những con chó > 6 tháng tuổi, những con chó đực chưa bị thiến có nhiều khả năng bị viêm ruột CPV hơn những con chó cái chưa bị thiến.

Virus parvo được thải ra trong phân của những con chó bị nhiễm bệnh trong vòng 4 – 5 ngày tiếp xúc (thường là trước khi các dấu hiệu lâm sàng phát triển), trong suốt thời gian bị bệnh và trong khoảng 10 ngày sau khi phục hồi lâm sàng. Nhiễm trùng có được thông qua tiếp xúc trực tiếp bằng miệng hoặc mũi với phân có chứa virus hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus (ví dụ: môi trường, nhân viên, thiết bị). Sự nhân lên của virus xảy ra ban đầu trong mô bạch huyết của họng miệng, với bệnh toàn thân dẫn đến sự lan truyền máu sau đó. Canine Parvovirus ưu tiên lây nhiễm và phá hủy các tế bào phân chia nhanh chóng của biểu mô tiểu nang ruột non, mô lympho và tủy xương. Sự phá hủy biểu mô tiểu nang đường ruột dẫn đến hoại tử biểu mô, teo lông nhung, khả năng hấp thụ bị suy giảm và chức năng hàng rào ruột bị phá vỡ, có khả năng dịch chuyển vi khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.
Giảm hạch bạch huyết và giảm bạch cầu trung tính phát triển thứ phát sau sự phá hủy của các tế bào gốc tạo máu trong các mô tủy xương và tế bào lympho (ví dụ: tuyến ức, hạch bạch huyết, vv) và bị làm trầm trọng thêm bởi nhu cầu tăng tế bào bạch cầu toàn thân. Nhiễm trùng trong tử cung hoặc ở những con chó < 8 tuần tuổi hoặc được sinh ra từ chó mẹ không được tiêm ngừa sẽ không có kháng thể tự nhiên có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ tim, hoại tử và viêm cơ tim. Viêm cơ tim, biểu hiện là suy tim cấp tính, suy tim tiến triển, có thể có biểu hiện hoặc không có dấu hiệu viêm ruột. Tuy nhiên, viêm cơ tim CPV-2 ít xảy ra, bởi vì hầu hết các con chó cái đều có kháng thể Virus Parvo từ tiêm chủng hoặc phơi nhiễm tự nhiên.
Tham khảo thêm: Bệnh khác của chó
Mục lục
Biểu hiện lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng của viêm ruột do parvovirus thường tiến triển trong vòng 5 – 7 sau khi nhiễm bệnh nhưng có thể dao động từ 2 – 14 ngày. Các dấu hiệu lâm sàng ban đầu có thể không cụ thể (ví dụ: thờ ơ, chán ăn, sốt) sau đó tiến triển thành nôn mửa và xuất huyết ruột non trong vòng 24 – 48 giờ. Kết quả kiểm tra thể chất có thể bao gồm trầm cảm, sốt, mất nước và các vòng ruột bị giãn và chứa đầy chất dịch. Khi đau bụng dưới nên kiểm tra, xét nghiệm thêm để đảm bảo loại trừ các biến chứng tiềm ẩn khác. Các động vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể bị suy sụp với thời gian làm đầy mao mạch trở lại kéo dài, chất lượng mạch kém, nhịp tim nhanh và các dấu hiệu hạ thân nhiệt có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng. Mặc dù leukoencephalomalacia liên quan đến CPV đã được báo cáo, các dấu hiệu hệ thần kinh trung ương (CNS – central nervous system) thường được cho là do hạ đường huyết, nhiễm trùng huyết, hoặc sự bất thường của axit-bazơ và điện giải. Nhiễm trùng không có biểu hiện (inapparent) hoặc cận lâm sàng (subclinical) là phổ biến.

Leukoencephalomalacia: Một loại bệnh não chủ yếu ảnh hưởng đến chất trắng (white matter) của não. Chất trắng chịu trách nhiệm chính cho việc đảm bảo giao tiếp giữa các phần khác nhau của não và với mô não xám. Chất trắng được biết đến với việc duy trì các hành động không tự nguyện của cơ thể, bao gồm nhịp thở, nhịp tim, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và huyết áp. Sự phát triển của leukoencephalomalacia có thể dẫn đến suy giảm bất kỳ chức năng nào trong số này.
Các tổn thương do Virus Parvo
Tổn thương hoại tử có thể bao gồm một thành ruột dày và biến đổi màu: nước, chất nhầy, hoặc xuất huyết ruột; phù và tắc nghẽn các hạch bạch huyết bụng và ngực; teo tuyến ức; và trong trường hợp viêm cơ tim CPV, sẽ xuất hiện các đường sọc nhợt nhạt trong cơ tim. Về mặt mô học, các tổn thương đường ruột được biểu thị bởi các hoại tử tiêu điểm của biểu mô tiểu nang, mất cấu trúc tiểu nang, cùn lông nhung (villous) và bong tróc da.

Sự suy giảm của các mô bạch huyết và các tế bào lympho vỏ não (Peyer’s patches – nang bạch huyết trong màng nhầy lót ruột, các hạch bạch huyết ngoại vi, các hạch bạch huyết mạc treo ruột, tuyến ức, lá lách) và giảm sản tủy xương cũng được nhìn thấy. Phù phổi, viêm phế nang và vi khuẩn phổi và gan có thể được nhìn thấy ở những con chó chết vì biến chứng hội chứng suy hô hấp cấp tính, hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (systemic inflammatory response syndrome), nhiễm độc máu hoặc nhiễm trùng máu.
Chẩn đoán
Viêm ruột do Virus Parvo nên được nghi ngờ nhiễm ở bất kỳ chó con nào chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng liên quan, đặc biệt là những bé mới được mua về hoặc đang sống trong các trung tâm cứu hộ và trại nhân giống. Trong quá trình phát bệnh, hầu hết những con chó bị giảm bạch cầu từ trung bình đến nặng, biểu hiện là giảm hạch bạch huyết và giảm bạch cầu trung tính. Giảm bạch cầu, giảm hạch bạch huyết và không có phản ứng bạch cầu trung tính trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị có thể dẫn tới các tiên lượng xấu. Prerenal azotemia – giảm lưu lượng máu đến thận (Chi tiết: tại đây), hạ glucose máu (mất protein chỉ số đường huyết), hạ natri máu, hạ kali máu, hạ canxi máu và hạ đường huyết (do dự trữ glycogen không đầy đủ ở chó con và / hoặc nhiễm trùng huyết, có thể là chỉ số tiên lượng kém) và tăng hoạt động của men gan có thể được ghi nhận trong hồ sơ sinh hóa huyết thanh. ELISAs dạng thương mại để phát hiện kháng nguyên trong phân hiện đang có sẵn và được sử dụng rộng rãi vì có độ nhạy và tính đặc hiệu tốt đến tuyệt vời, ngay cả đối với chủng CPV-2c đã tiến hóa gần đây. Tất cả các động vật có dấu hiệu lâm sàng liên quan nên được kiểm tra ngay lập tức, vì vậy có thể bắt đầu áp dụng các quy trình cách ly thích hợp. Hầu hết những con chó bị bệnh lâm sàng đều thải ra một lượng lớn virus trong phân. Tuy nhiên, kết quả âm tính giả có thể được phát hiện sớm trong quá trình bệnh (trước khi phát tán virus ở mức cao nhất), do hiệu ứng pha loãng (dilutional effect) của bệnh tiêu chảy nặng hoặc sau khi giảm thải virus nhanh chóng có xu hướng xảy ra trong vòng 10 – 12 ngày nhiễm trùng. Kết quả dương tính giả có thể được nhìn thấy trong vòng 4 – 10 ngày sau khi tiêm ngừa bằng vắc-xin CPV sống được điều chỉnh (modified-live CPV vaccine). Các cách khác để phát hiện kháng nguyên CPV trong phân bao gồm xét nghiệm PCR, kính hiển vi điện tử và phân lập virus. Huyết thanh chuẩn đoán (Serodiagnosis) của nhiễm trùng bệnh CPV đòi hỏi phải chứng minh sự gia tăng 4 lần về hàm lượng huyết thanh IgG trong suốt thời gian 14 ngày hoặc phát hiện các kháng thể IgM trong trường hợp không tiêm vắc-xin gần đây (trong vòng 4 tuần).
** Modified-live vaccine: vắc-xin sống được điều chỉnh chứa toàn bộ mầm bệnh đã bị thay đổi (suy giảm) sao cho chúng không thể gây bệnh lâm sàng nhưng vẫn có thể lây nhiễm và nhân lên trong động vật.
** IgG và IgM: https://vi.wikipedia.org/
** ELISAs: https://vi.wikipedia.org/wiki/ELISA
** Xét nghiệm PCR: https://www.prrs.com/vi/prrs/diagnostics/visurs-pcr/
Điều trị viêm ruột do Virus Parvo
Các mục tiêu chính của điều trị viêm ruột CPV bao gồm phục hồi chất dịch, chất điện giải, và các bất thường về chuyển hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn. Trong trường hợp không có nôn mửa đáng kể, các giải pháp điện giải bằng đường uống có thể được thực hiện. Việc áp dụng phương pháp tiêm dưới da dung dịch điện phân cân bằng đẳng trương (isotonic balanced electrolyte solution) có thể đủ để điều chỉnh thiếu hụt chất lỏng nhẹ (<5%) nhưng không đủ cho chó bị mất nước từ trung bình đến nặng. Hầu hết những con chó sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch với một dung dịch điện phân cân bằng. Chữa trị việc mất nước là thay thế tổn thất chất dịch đang diễn ra và cung cấp duy trì nhu cầu chất dịch là điều cần thiết để điều trị một cách hiệu quả. Chó phải được theo dõi chặt chẽ việc hạ kali máu và hạ đường huyết. Nếu nồng độ điện giải và đường huyết trong huyết thanh không thể được theo dõi thường xuyên, thì việc bổ sung theo kinh nghiệm các chất dịch tĩnh mạch bằng kali (kali clorua 20 – 40 mEq/L) và dextrose (2,5% – 5%) là phù hợp.
** Dextrose: https://hellobacsi.com/thuoc/dextrose/

Nếu mất protein GI nghiêm trọng (albumin <20 g/L, tổng protein <40 g/L, bằng chứng là phù ngoại biên (peripheral edema), cổ trướng (ascites), tràn dịch màng phổi, v.v.), nên xem xét liệu pháp hệ keo (colloid therapy). Hệ keo không có protein (ví dụ: pentastarch, hetastarch) có thể được dùng trong tiêm Bolus (5 mL/kg, tối đa 20 mL/kg) trong ít nhất 15 phút. Phần còn lại của liều tối đa 20 ml/kg có thể được dùng dưới dạng tiêm truyền tốc độ không đổi trong suốt 24 giờ, và khối lượng tinh thể (crystalloids) được sử dụng giảm 40% đến 60%. Ngoài ra, truyền huyết tương tươi đông lạnh có thể thay thế một phần huyết thanh albumin trong khi cung cấp các chất ức chế huyết thanh protease để chống lại phản ứng viêm toàn thân. Không có bằng chứng để hỗ trợ việc sử dụng huyết thanh từ những con chó được phục hồi từ viêm ruột CPV (huyết thanh dưỡng hoặc huyết thanh tăng miễn dịch) như một biện pháp tiêm chủng thụ động.
** GI: https://vi.wikipedia.org/
** Albumin: https://vi.wikipedia.org/wiki/Albumin
** Pentastarch: https://nhathuoclongchau.com/thuoc-goc/pentastarch
** Hetastarch: https://nhathuoclongchau.com/thuoc-goc/hydroxyethyl-starch
** Protease: https://vi.wikipedia.org/wiki/Protease
Thuốc kháng sinh được chỉ định vì nguy cơ dịch chuyển vi khuẩn qua biểu mô ruột bị phá vỡ và khả năng giảm bạch cầu trung tính đồng thời. Một loại kháng sinh β-lactam (ví dụ: ampicillin hoặc cefazolin [22 mg/kg, IV – tiêm tĩnh mạch, 3 lần 1 ngày]) sẽ cung cấp lớp bảo vệ thích hợp cho gram dương (gram-positive) và hô hấp kỵ khí (anaerobic). Đối với các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng và/hoặc giảm bạch cầu rõ rệt, thêm vào lớp bảo vệ gram âm (gram-negative) (ví dụ: enrofloxacin [5 mg/kg/ngày, IM – tiêm bắp hoặc IV – tiêm tĩnh mạch] hoặc gentamicin [6 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch]) được chỉ định. Không nên dùng kháng sinh Aminoglycoside cho đến khi sự mất nước được chữa trị và liệu pháp chất lỏng được củng cố. Enrofloxacin có liên quan đến tổn thương sụn khớp ở chó đang ở độ tuổi phát triển nhanh từ 2 – 8 tháng tuổi và nên được ngưng sử dụng nếu đau khớp hoặc sưng khớp vẫn tiến triển. Các cephalosporin thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (ví dụ: cefoxitin, ceftazidime, cefovecin, các loại khác…) cũng có thể được xem xét vì sự phân bổ hoạt động tương đối rộng của chúng để chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm.
** Enrofloxacin: https://vi.wikipedia.org/wiki/Enrofloxacin
** Cephalosporin: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cephalosporin
Sử dụng thuốc chống nôn được chỉ định nếu như tình trạng nôn kéo dài, gây mất nước và bất thường về điện giải, hoặc hạn chế uống thuốc và hỗ trợ dinh dưỡng. Thuốc đối kháng α-Adrenergic (ví dụ: prochlorperazine, 0,1 – 0,05 mg/kg, SC (tiêm dưới da), 3 lần 1 ngày) có thể làm giảm huyết áp ở động vật bị giảm lưu lượng máu, trái lại các tác nhân prokinetic (ví dụ: metoclopramide, 0,3 mg/kg, PO (đường miệng) hoặc SC (tiêm dưới da), 3 lần 1 ngày, hoặc 1 – 2 mg/kg/ngày dưới dạng tiêm truyền tốc độ không đổi) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột (intussusception); việc sử dụng một trong hai tác nhân trên nên được hạn chế ở những con chó đang được cấp nước lại và được theo dõi thích hợp. Ở những con chó bị viêm ruột CPV, maropitant (1 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch) và ondansetron (0,5 mg/kg, tiêm tĩnh mạch, 3 lần 1 ngày) dường như có hiệu quả tương đương trong việc kiểm soát nôn mửa, mặc dù maropitant có thể cải thiện khả năng duy trì trọng lượng cơ thể trong thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, mặc dù đã dùng thuốc chống nôn nhưng triệu chứng nôn vẫn có thể kéo dài. Thuốc trị tiêu chảy không được khuyến cáo, vì việc giữ lại các chất trong ruột ở bên trong ruột đã bị tổn thương làm tăng nguy cơ dịch chuyển vi khuẩn (bacterial translocation) và biến chứng toàn thân. Một phương pháp thành công đã được mô tả trong điều trị ngoại trú cho chó viêm ruột nhiễm parvovirus, bao gồm maropitant (1 mg/kg/ngày, tiêm dưới da), cefovecin (8 mg/kg, tiêm dưới da, mỗi 14 ngày) và dịch tinh thể SC (tiêm dưới da) (3 lần 1 ngày).
** α-Adrenergic: https://hellobacsi.com/
** Prokinetic: https://vi.birmiss.com/prokinetics-no-la-gi-prokinetics-cua-the-he-moi-list/
** Maropitant: https://nhathuoclongchau.com/thuoc-goc/maropitant
Các khuyến nghị trước đây về quản lý dinh dưỡng của bệnh viêm ruột CPV bao gồm việc giữ lại thức ăn và nước cho đến khi hết triệu chứng nôn. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy cung cấp sớm chất dinh dưỡng cho đường ruột có liên quan đến cải thiện lâm sàng sớm hơn, tăng cân và cải thiện chức năng hàng rào ruột. Đối với chó có triệu chứng biếng ăn, đặt ống thông từ mũi đến dạ dày để cho ăn liên tục theo chế độ ăn lỏng (liquid diet) đã chuẩn bị (ví dụ: Clinicare®, hoặc pha loãng, chế độ ăn đóng hộp trộn lẫn) nên được thực hiện trong vòng 12 giờ sau khi nhập viện. Một khi triệu chứng nôn tạm thời yên ổn trong vòng 12 – 24 giờ, nên áp dụng lại dần dần chế độ ăn nước, vị nhạt, ít chất béo, đồ ăn tự làm, hoặc đồ ăn đóng hộp dễ tiêu hóa (ví dụ: thịt gà luộc hoặc phô mai tươi ít béo và gạo). Dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa (parenteral nutrition) một phần hoặc toàn bộ được dành riêng cho những con chó chán ăn >3 ngày do không thể ăn qua đường ruột.
** Parenteral nutrition: là quá trình đưa dinh dưỡng vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch, thay cho việc ăn uống thông thường.
Oseltamivir là một tác nhân chống virus, thường được sử dụng để điều trị nhiễm virus cúm ở người. Trong một nghiên cứu được công bố duy nhất về viêm ruột CPV xảy ra tự nhiên ở chó, điều trị bằng oseltamivir (2 mg/kg, PO (đường miệng), 2 lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày) không làm giảm thời gian nằm viện, mức độ nghiêm trọng của bệnh lâm sàng hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những con chó được điều trị không trải qua việc sụt cân hoặc giảm số lượng WBC (White Blood Cell) – số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, như đã được thấy ở những con chó được kiểm soát nhưng không được điều trị. Khả năng gây ra tình trạng kháng thuốc đối với virus cúm ở người hoặc gia cầm đã khiến một số người đặt câu hỏi về sự phù hợp của việc áp dụng Oseltamivir đối với động vật. Các phương pháp điều trị bổ trợ khác như nhân tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt tái tổ hợp ở người (recombinant human granulocyte colony-stimulating factor), protein diệt khuẩn / tăng độ thẩm thấu tái tổ hợp (recombinant bactericidal/permeability-increasing protein) và interferon-ω ở mèo vẫn chưa được chứng minh là có lợi.
** Oseltamivir: https://vi.wikipedia.org/wiki/Oseltamivir
** Interferon-ω: https://vi.wikipedia.org/wiki/Interferon
Bệnh lồng ruột (Intussusception), sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống thông tĩnh mạch, huyết khối – hiện tượng máu đông tại các mạch máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, nhiễm nội độc tố trong máu, hội chứng suy hô hấp cấp tính và tử vong đột ngột là những biến chứng tiềm ẩn của viêm ruột CPV. Hầu hết những con chó con sống sót sau 3 – 4 ngày đầu tiên bị bệnh đều hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tuần. Với sự chăm sóc hỗ trợ phù hợp, có tới 68% – 92% chó bị viêm ruột CPV sẽ sống sót. Khi chó phục hồi sức khỏe sau khi bệnh và ổn định trong một thời gian dài thì chúng hoàn toàn có thể miễn dịch suốt đời.
Phòng chống bệnh viêm ruột CPV
Để hạn chế truyền nhiễm trong môi trường và lây lan sang các động vật dễ mắc bệnh khác, những con chó được xác nhận hoặc nghi ngờ bị viêm ruột CPV phải được xử lý bằng các quy trình cách ly nghiêm ngặt (ví dụ: chuồng cách ly, nhân viên phải mặc quần áo và đeo găng, vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng, rửa chân sạch sẽ, v.v.). Tất cả các bề mặt phải được làm sạch các chất hữu cơ thô và sau đó được khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng (1:30) hoặc peroxygen, potassium peroxymonosulfate hoặc thuốc khử trùng hydrogen peroxide (ô-xy già) được gia tốc. Các giải pháp tương tự có thể được sử dụng như bồn ngâm chân để khử trùng giày dép.
** Potassium peroxymonosulfate : https://en.wikipedia.org/

Để phòng ngừa và kiểm soát virus Parvo, nên tiêm vắc-xin sống được sửa đổi (modified-live vaccine) vào khoảng thời gian từ 6 – 8, 10 – 12 và 14 – 16 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại sau 1 năm và sau đó cứ sau 3 năm. Do tổn thương tiềm tàng gây ra bởi CPV đối với các tế bào cơ tim hoặc tiểu não, vắc-xin bất hoạt (inactivated vaccines) được khuyên dùng nhiều hơn thay vì sử dụng vắc-xin sống được sửa đổi (modified-live vaccine) được chỉ định dùng cho chó đang mang thai hoặc chó con bị thiếu sữa non được tiêm vắc-xin trước 6 – 8 tuần tuổi. Có ý kiến cho rằng sự hiện diện của kháng thể CPV thu được từ chó mẹ có thể cản trở hiệu quả của việc tiêm phòng ở chó con dưới 8 – 10 tuần tuổi. Tuy nhiên, vắc-xin CPV sống được sửa đổi hiện tại có đủ khả năng miễn dịch để bảo vệ chó con khỏi bị nhiễm trùng với sự hiện diện ở mức độ thấp của kháng thể từ chó mẹ và tiêm vắc-xin cho chó con 4 tuần tuổi bằng vắc-xin có hàm lượng kháng nguyên cao dẫn đến chuyển đảo huyết thanh và có thể làm giảm việc dễ bị nhiễm trùng. Các sản phẩm vắc-xin hiện tại có thể chống lại CPV-2 tương tự như với các chủng virus khác.
**Vắc-xin bất hoạt (inactivated vaccines): https://vi.wikipedia.org/
Như đã mô tả ở trên, CPV có thể tồn tại trong môi trường trong một thời gian dài. Trong các nơi trú ẩn, trạm cứu hộ hoặc các trường hợp ở bệnh viện thì lồng và thiết bị nên được làm sạch, khử trùng và sấy khô hai lần trước khi sử dụng lại. Trong gia đình cũng có thể áp dụng phương pháp này. Loại bỏ các chất hữu cơ bị ô nhiễm là điều rất quan trọng trong các trường hợp ở ngoài trời vì việc khử trùng hoàn toàn ở chỗ này là một điều khó khả thi. Chất khử trùng có thể được sử dụng ngoài trời bằng vòi phun, nhưng như vậy thì việc khử trùng sẽ kém hiệu quả đi so với khi sử dụng cho bề mặt trong nhà. Trong tình huống nếu bạn muốn đưa chó của bạn vào nhà của một con chó gần đây được chẩn đoán bị viêm ruột Virus Parvo, thì bắt buộc chó con của bạn phải được tiêm phòng đầy đủ (lúc 6, 8 và 12 tuần tuổi) hoặc chó trưởng thành đã được tiêm phòng đầy đủ. Tiêm vắc-xin tăng cường cho những con chó khỏe mạnh là hợp lý nhưng có thể không cần thiết trong thời gian miễn dịch kéo dài đối với Virus Parvo.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: HƠN 400.000 SẢN PHẨM CHO CHÓ CƯNG KHUYẾN MÃI TẠI LAZADA CLICK ĐÂY
Nguồn: Mon’s Pet
Bài viết này dịch từ: https://www.msdvetmanual.com/