Vắc xin chó mèo. Là một bác sĩ thú y, tiêm chủng là điều tôi luôn nghĩ đến. Tôi luôn nghĩ: Làm thế nào để tôi có thể bảo vệ tốt nhất cho bệnh nhân của mình trong khi giảm thiểu mọi rủi ro khi tiêm phòng một cách quá mức hoặc yêu cầu khách hàng không nên chi tiền một cách không cần thiết?
Vắc-xin chó mèo là an toàn và tôi hoàn toàn tin tưởng vào chúng. Vì điều kiện sống hiện tại của tôi mà chú chó cưng của tôi được tiêm nhiều vắc-xin hơn các bệnh nhân thông thường khác. Chó của tôi thường xuyên đến nơi giữ chó, công viên dành cho chó, đi leo núi và đến phòng khám với tôi khi tôi đang làm việc. Mỗi khía cạnh trong lối sống của tôi đều khiến bé chó có nguy cơ mắc các bệnh cụ thể và tôi muốn giảm thiểu rủi ro đó. Tôi đưa ra quyết định cho sức khỏe của anh ấy dựa trên kiến thức sâu rộng về các bệnh tôi muốn phòng ngừa và vắc-xin tôi đang quản lý. Tiêm vắc-xin không có nghĩa là bạn không cảnh giác với các tác nhân có thể gây hại cho thú cưng của bạn, vì chúng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng.
Core Vaccinations Vs Lifestyle Vaccinations (Vắc-xin chính Vs Vắc-xin Lifestyle)
Vắc xin được tách thành hai loại chính: chính và phụ. Vắc-xin chính bảo vệ chó khỏi các bệnh bao gồm bệnh dại, caré, parvovirus và adenovirus (còn gọi là viêm gan). Đối với mèo, vắc-xin chính ngăn ngừa các bệnh bao gồm bệnh dại, viêm mũi họng do virus, FCV và FPV. Những bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, phổ biến trong môi trường và dễ lây lan giữa động vật hoặc người. Tiêm phòng bệnh dại là bắt buộc đối với tất cả chó và mèo ở Hoa Kỳ.
Vắc-xin phụ còn được gọi là vắc-xin “lifestyle” vì sự quyết định có tiêm vắc-xin cho thú cưng hay không phụ thuộc vào rủi ro cụ mà chúng có nguy cơ gặp phải. Các bệnh được ngăn ngừa bằng vắc-xin phụ có xu hướng gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, sinh vật gây bệnh có thể không có ở tất cả các khu vực hoặc bệnh lây lan trong một tình huống cụ thể không ảnh hưởng cho phần lớn động vật.
Vắc xin không có hiệu quả ngay lập tức. Chúng mất khoảng hai đến bốn tuần để đạt được sự bảo vệ hoàn toàn, vì vậy điều quan trọng là phải lên kế hoạch trước để bảo vệ thú cưng của bạn. Ngoài ra, mỗi con vật đều khác nhau vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để hiểu rõ từng loại vắc-xin và quyết định nên tiêm loại vắc-xin nào cho thú cưng của mình.
Vắc-xin Lifestyle cho chó
Vắc-xin “Lifestyle” sau đây, hoặc vắc-xin phụ, thường được khuyến nghị cho chó dựa trên môi trường sống và hoạt động hàng ngày của chúng:
Bordatella (Kennel Cough – Ho cũi chó)
Bordatella bronchoseptica là vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến bệnh hô hấp được gọi là “kennel cough – ho cũi chó”. Nó chỉ là một trong nhiều loại vi khuẩn và virus liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp ở chó. Một số vắc-xin bordatella cũng được tiêm để chống lại các virus liên quan khá tốt. Giống như vắc-xin cúm ở người, vắc-xin bordatella không ngăn chó của bạn khỏi bệnh, nó chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng và giảm khả năng con chó của bạn bị bệnh.


Ho cũi chó có tên như vậy bởi vì nó dễ dàng truyền trong không khí và do đó, bất kỳ con chó nào ở chung một không gian sống, chẳng hạn như cũi (chuồng) đều có thể lây nhiễm bệnh cho nhau. Nơi nhận giữ chó, công viên dành cho chó và những nơi khác chó tụ tập cũng làm tăng nguy cơ làm chó của bạn nhiễm bệnh. Các giống chó có khuôn mặt ngắn như Bulldogs and Pugs, có nguy cơ cao bị ho cũi chó và trở nên nghiêm trọng do hình dạng của mũi và cổ họng của chúng.
Khi nhiều động vật đi du lịch cùng gia đình, bất kỳ không gian trong nhà nào cũng có khả năng tạo điều kiện cho việc truyền bệnh ho cũi chó. Bất kỳ động vật nào khi đi du lịch hoặc di chuyển nhiều cũng nên được tiêm vắc-xin bordatella hàng năm. Điều này giúp bảo vệ thú cưng khỏi việc nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nhiều con vật khác ở môi trường bên ngoài. Ngoài ra, mèo trong các trạm cứu hộ hoặc ở trong các nơi có nhiều mèo cũng nên được tiêm vắc-xin bordatella.
Xem chi tiết: Bệnh Ho Cũi Chó
Leptospirosis (Bệnh xoắn khuẩn vàng da)
Leptospirosis là một loại vi khuẩn lây lan trong nước có chứa nước tiểu bị nhiễm bệnh từ động vật hoang dã bao gồm sóc ở đô thị, gấu mèo và chuột – theo bác sĩ thú y và vắc-xin Dan Green. Điều này có nghĩa là ngay cả một con chó không bao giờ đi lang thang xa hơn sân sau của cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Tôi đặc biệt khuyên dùng vắc-xin này cho tất cả những con chó hay ra khỏi nhà.


Hầu hết các trường hợp nhiễm leptospirosis chỉ gây ra các dấu hiệu nhẹ và dễ dàng điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số con chó bị bệnh nặng và thậm chí bị suy thận. Leptospirosis là zoonotic, có nghĩa là nó có thể được truyền từ động vật sang người.
Lần đầu tiên khi chó của bạn được tiêm vắc-xin phòng bệnh leptospirosis, vắc-xin sẽ được tiêm thành hai loạt cách nhau khoảng một tháng. Sau đó, vắc-xin được tiêm tăng cường hàng năm. Ở nhiều nơi, leptospirosis được kết hợp chung với vắc-xin parvovirus.
Xem chi tiết: Bệnh xoắn khuẩn vàng da ở chó | Leptospirosis
Cúm chó (Dog Flu)
Cúm chó được chẩn đoán lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 2004, mặc dù có thể các trường hợp không được chẩn đoán đã có mặt trong vài năm trước đó. Các triệu chứng của cúm chó có thể bắt đầu tương tự như ho cũi chó nhưng sau đó có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều dẫn tới phải nhập viện.


Cúm xuất hiện ở các địa điểm khác nhau trong cả nước với một chút cảnh báo và không có bản mẫu. Có hai chủng cúm chó được biết đến và không thể dự đoán loại nào sẽ gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào hoặc bất cứ lúc nào. Một số vắc-xin chỉ bảo vệ chống lại một trong những chủng này trong khi những loại khác có hiệu quả chống lại cả hai.
Nếu con chó của bạn thường xuyên đến những nơi như nhận giữ chó hoặc các trạm cứu hộ, bạn nên xem xét việc tiêm phòng cúm cho chó. Những con chó hay đi du lịch nên được tiêm phòng để bảo vệ bản thân và giảm khả năng chúng mang cúm về nhà lây cho các con chó khác sau chuyến đi. Bạn cũng nên tiêm phòng nếu con chó của bạn là một trong những giống chó mặt ngắn có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Xem chi tiết: Bệnh Cúm chó
Bệnh Lyme (Borrelia Burgdorferi)
Bệnh Lyme được truyền qua ve chân đen, còn được gọi là bọ ve nai (deer tick). Ở một số vùng của đất nước, như vùng Đông Bắc, vắc-xin Lyme được coi là vắc-xin chính vì tỷ lệ mắc bệnh cao. Nếu bạn sống ở một trong 14 tiểu bang được liệt kê ở đây, bạn nên tiêm phòng cho chó của bạn. Nếu bạn sống trong phạm vi hoạt động của ve chân đen nhưng không phải là nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, thì bạn nên tiêm phòng cho chó của bạn nếu lối sống hằng ngày của bạn có nguy cơ làm cho thú cưng của bạn bị nhiễm bệnh.


Mặc dù các biện pháp phòng ngừa ve hiện đại rất hiệu quả, nhưng chúng không mang lại sự bảo vệ 100%, đặc biệt là vì hầu hết chúng ta đều có lỗi khi thỉnh thoảng bị trễ khi đưa ra liều lượng tiếp theo. Nếu con chó của bạn thường xuyên tiếp xúc với các khu vực nhiều cây cối, cho dù là ở khu vực sở hữu của bạn hoặc khi đi săn hoặc đi bộ, tôi đề nghị bạn nên tiêm phòng cho thú cưng của mình.
Lần đầu tiên khi chú chó của bạn được tiêm vắc-xin phòng bệnh Lyme, vắc-xin được tiêm theo lộ trình hai mũi cách nhau khoảng một tháng. Sau đó, con chó của bạn sẽ được tiêm vắc-xin tăng cường hàng năm miễn là bạn vẫn tiếp tục sống trong vùng của bọ ve mang mầm bệnh. Chó của bạn vẫn nên được bảo vệ khỏi bọ ve thường xuyên, vì có nhiều bệnh khác do loài bọ ve gây ra.
Vắc xin “Lifestyle” cho mèo
Vắc-xin “Lifestyle” sau đây, hoặc vắc-xin phụ, thường được khuyến nghị cho mèo dựa trên môi trường sống và hoạt động hàng ngày của chúng:
Virus gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
Bệnh bạch cầu ở mèo lây lan qua nước bọt. Điều này có nghĩa là sự tiếp xúc thân thiện giữa những con mèo có thể truyền bệnh. Ở mèo con, FeLV có thể gây bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu thần kinh. Mèo con bị FeLV thường nhiễm virus từ mèo mẹ. Một số mèo con tiếp xúc với bệnh sẽ hồi phục, nhưng nếu mèo con nhà bạn mắc bệnh, bạn nên có một cuộc thảo luận chuyên sâu với bác sĩ thú y, điều này rất quan trọng. Ở mèo trưởng thành, FeLV là một căn bệnh khủng khiếp vì nó ẩn náu cho đến khi mèo của bạn bị bệnh và sau đó gây rất nhiều khó khăn hoặc không thể giúp mèo của bạn khỏe lại.


Vì mèo con có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt cao, tất cả mèo con nên được tiêm vắc-xin (tiêm hai lần) bắt đầu từ 9 đến 12 tuần tuổi. Vắc-xin sẽ cần được tiêm nhắc lại hàng năm nếu con mèo của bạn có khả năng bị phơi nhiễm, chẳng hạn như ở ngoài trời. Mèo trong các hộ gia đình nếu thường xuyên có mèo mới vào nhà, chẳng hạn như các nơi foster hoặc trạm cứu hộ, cũng nên được tiêm phòng.
Xem chi tiết: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Chlamydia (Chlamydophila Felis)
Chlamydia gây ra bệnh hô hấp ở mèo và cùng với herpes, được cho là nguyên nhân cơ bản của hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mèo. Nhiều con mèo có khả năng mang mầm bệnh, có nghĩa là vi khuẩn có trong cơ thể của chúng ngay cả khi nó không gây ra dấu hiệu. Vì chlamydia có thể gây bệnh và dễ lây lan giữa các loài động vật, nên tiêm vắc-xin cho mèo trong các trạm cứu hộ, nơi nuôi gây giống và các hộ gia đình có nhiều mèo.
Những Vắc xin không còn được khuyến nghị
Một số loại vắc-xin cho chó mèo thuộc loại thứ ba, “không được khuyến nghị”. Đây là những loại vắc-xin có hiệu quả hoặc độ an toàn chưa được chứng minh hoặc ngăn ngừa các bệnh thường không gây ra bệnh đáng chú ý. Chúng bao gồm vắc-xin FIV (feline immunovirus) và FIP (feline infectious peritonitis – viêm màng bụng truyền nhiễm mèo) cho mèo, và giardia, coronavirus và vắc-xin rattlesnake (rắn đuôi chuông) cho chó. Mặc dù loại vắc-xin cuối cùng này có vẻ quan trọng, nhưng nó chỉ có hiệu quả đối với nọc độc từ một loài rắn cụ thể và thậm chí sau đó, việc bảo vệ từ vắc-xin cho chó mèo không còn tuyệt đối. Tốt hơn hết là bạn nên huấn luyện cho chó của bạn tránh xa rắn thông qua các buổi đào tạo kĩ năng.


Có một số tình huống mà chó hoặc mèo của bạn có thể cần một trong những lần tiêm chủng này. Tốt nhất là bạn nên thảo luận kĩ càng với bác sĩ thú y.
Xem thêm:
- Thức ăn cho mèo đang khuyến mãi tại LAZADA LINK MUA HÀNG
- Thức ăn cho chó đang khuyến mãi tại LAZADA LINK MUA HÀNG
Nguồn: Monspet.com
Bài viết này trích dịch từ:
https://www.petmd.com/dog/general-health/lifestyle-vaccines-what-are-they-and-which-does-your-pet-need
Tham khảo thêm:
https://www.facebook.com/monspet/
https://monspetweb.blogspot.com/


Lê Vân Anh là founder của website Monspet, và hiện cũng đang là một foster – chuyên cứu hộ nhiều chó mèo lang thang cơ nhỡ. Từ kinh nghiệm thực tế và luôn cố gắng học hỏi các thông tin mới đã giúp cô ấy có được khá nhiều kiến thức và kĩ năng trong hoạt động cứu hộ, chăm sóc động vật. Bạn có thể theo dõi thêm về cô ấy tại đây: