Anaplasma phagocytophilum là một loại sinh vật gây bệnh trên động vật và gần đây đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học vì ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và hành vi của mèo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Anaplasma trên mèo, các triệu chứng và hậu quả của nó, cũng như những biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mèo nhé.
Anaplasma trên mèo là gì?
Anaplasmosis hay còn gọi là Anaplasma trên mèo đã được báo cáo ảnh hưởng đến ngựa, chó, mèo, động vật nhai lại và người. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh anaplasma trên mèo, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Con mèo của bạn sẽ cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để lấy lại sức khỏe, nếu càng đợi lâu, tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nhiễm trùng Anaplasmosis là do sinh vật Anaplasma phagocytophilum gây ra. Sinh vật này không thể tự lây nhiễm qua các loài động vật, vì vậy thay vào đó, nó dựa vào loài ve để hoạt động như một vật trung gian. Bọ ve cắn vào động vật bị nhiễm bệnh có thể mang mầm bệnh này và truyền sang động vật tiếp theo mà chúng cắn phải.


Những con mèo cư trú ở phía tây bắc hoặc miền nam Hoa Kỳ có nguy cơ mắc bệnh anaplasma trên mèo cao hơn, vì đây là những khu vực chủ yếu mà bọ ve mèo sinh sống. Ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, nhiễm trùng phổ biến nhất vào các tháng 5, 6 và 10. Sau khi mới bị cắn, mèo của bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong một đến hai tuần. Sau đó, mèo có thể bắt đầu sốt, chán ăn, đi lại khó khăn do các khớp bị đau hoặc sưng tấy.
Các triệu chứng nhiễm Anaplasmosis ở mèo
Tuổi trung bình của mèo mắc bệnh anaplasmosis trong nghiên cứu hồi cứu (retrospective study) là 4.1 tuổi (từ 4 tháng đến 13 tuổi). Cả mèo đực và mèo cái đều bị ảnh hưởng và tất cả mèo tiếp xúc với bọ ve ngoài trời. Nếu một con ve bị nhiễm bệnh đã cắn mèo của bạn, các triệu chứng của bệnh Anaplasmosis có thể không xuất hiện trong hai tuần. Khi bệnh anaplasma trên mèo bắt đầu phát tác, một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy bao gồm:
- Sốt
- Đi khập khiễng
- Đau hoặc cứng khớp, có thể gây khó khăn khi đi lại
- Thờ ơ
- Ăn không ngon
- Giảm cân
- Đuối sức
Các dấu hiệu ở mắt có khả năng là kết quả của tình trạng viêm toàn thân.
Các dấu hiệu lâm sàng ít được báo cáo hơn bao gồm mất nước, nhịp tim nhanh, khó chịu ở bụng và hiếm gặp hơn là mất điều hòa và gan lách to.
Thời gian trung bình để các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện ra ngoài ở mèo trong nghiên cứu hồi cứu là 2,8 ngày (từ 1 đến 7 ngày). Vì các dấu hiệu lâm sàng tương đối không đặc hiệu và có thể không liên tục nên việc chẩn đoán nhanh bệnh anaplasma trên mèo có thể gặp khó khăn.
>>> Xem thêm về 1 số triệu chứng của bệnh Babesiosis ở mèo
Nguyên nhân gây bệnh anaplasma trên mèo
Anaplasma trên mèo được gây ra bởi một sinh vật được gọi là Anaplasma phagocytophilum – một loại vi khuẩn rickettsia lây truyền qua vết cắn của bọ ve Ixodes bị nhiễm bệnh, cụ thể là Ixodes scapularis ở đông bắc Hoa Kỳ. Nhưng, sinh vật này không thể lây truyền từ động vật này sang động vật khác nếu không có sự trợ giúp của vật chủ.


Bọ ve có thể truyền bệnh từ động vật này sang động vật khác nếu chúng cắn một con vật bị nhiễm bệnh và sau đó cắn một con vật không bị nhiễm bệnh khác. Cần khoảng 24 đến 48 giờ bám vào vật chủ để bọ ve có thể lây truyền bệnh. Những con bọ ve mang mầm bệnh này được tìm thấy ở châu Âu và ở miền nam và tây bắc Hoa Kỳ, phổ biến nhất vào cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 6) và mùa thu (đặc biệt là tháng 10) khi bọ ve trưởng thành và nhộng hoạt động mạnh nhất.
Việc chẩn đoán bệnh Anaplasmosis
Nếu bạn nhận thấy con mèo của mình có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Mô tả chi tiết các triệu chứng lại cho bác sĩ thú y và cho biết lần đầu tiên bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng đó là khi nào. Bởi vì bệnh nhiễm trùng này lây truyền qua bọ ve nên nếu mèo của bạn dành nhiều thời gian ở ngoài trời bạn cũng hãy nói cho bác sĩ thú y biết.
Bác sĩ thú y rất sẽ bắt đầu kiểm tra bằng cách tiến hành xét nghiệm Complete Blood Count, Xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm phân tích nước tiểu, và/hoặc PCR dương tính hoặc kết quả huyết thanh học. Kết quả của các xét nghiệm này sẽ cho thấy mức độ bất thường của các tế bào bạch cầu, điều này cho thấy cơ thể mèo của bạn đang chống lại một số loại vi khuẩn nhiễm trùng.
Bác sĩ thú y cũng sẽ thực hiện xét nghiệm cấy máu, nơi bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của Morulae (phôi dâu). Khi đó, Morulae có thể được tìm thấy với tỷ lệ bạch cầu trung tính tương đối thấp (5 đến 20%) trong cấy máu ngoại vi, do đó nên xem xét kỹ lưỡng cấy máu bằng kính hiển vi để tăng cơ hội phát hiện vi khuẩn. Morulae xuất hiện trong tế bào chất của bạch cầu trung tính dưới dạng các cấu trúc bazơ dạng hạt thô, tròn không đều, có kích thước từ 0.001 mm đến 0.003 mm.
Morulae có thể khó phát hiện, vì vậy rất khó để bác sĩ thú y chẩn đoán được nhiễm trùng trong lần khám đầu tiên. Morulae thường không được phát hiện sau tuần đầu tiên bị nhiễm bệnh anaplasma trên mèo. Việc nhận dạng đòi hỏi độ phân giải vi mô tốt và nhân viên y tế có kỹ năng nhận dạng Morulae. Trên thực tế, nhiều bác sĩ thú y thường đề nghị xét nghiệm lại bệnh Anaplasmosis sau hai tuần nếu mẫu đầu tiên cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, nếu có thể tìm thấy Morulae trong mẫu xét nghiệm đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ có thể đưa ra chẩn đoán chính thức về bệnh anaplasma trên mèo.
Bởi vì những điều kiện này có thể không có sẵn trong tất cả các cuộc thí nghiệm, nên phân tích PCR ngoại vi được gửi trong ống có EDTA là xét nghiệm mà hầu hết các bác sĩ thú y thông thường dựa vào để chẩn đoán.
ELISA hoặc IFA Serology có thể là xét nghiệm chẩn đoán hữu ích để xác nhận sự phơi nhiễm trong các trường hợp mãn tính hơn. Thông thường, chuẩn đoán huyết thanh sẽ ghi nhận âm tính cho đến ít nhất 8 ngày sau khi nhiễm bệnh. Không giống như PCR và xác định Morulae, kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính chỉ cho thấy mèo có phơi nhiễm với bệnh và không nhất thiết là sự nhiễm trùng đang diễn ra trong mèo.
>>> Ký sinh trùng máu Cytauxzoonosis ở mèo có nguy hiểm không?
Kết quả kiểm tra lâm sàng


Các bất thường về huyết học được báo cáo ở mèo bị nhiễm bệnh anaplasma trên mèo bao gồm: giảm bạch cầu trung tính trưởng thành hoặc giảm số lượng bạch cầu neutrophil trong máu, giảm số lượng tế bào bạch cầu lymphocyte trong máu nhưng tình trạng này ít gặp hơn, thiếu máu từ nhẹ đến trung bình. Điều thú vị là giảm tiểu cầu không được ghi nhận ở bất kỳ con mèo nào trong số 16 con mèo trong nghiên cứu hồi cứu, mặc dù thực tế là 87% những con chó mắc bệnh anaplasmosis lâm sàng bị giảm tiểu cầu nhẹ đến trung bình.
Ba trong số năm con mèo bị nhiễm vi khuẩn Anaplasmosis có báo cáo bị giảm tiểu cầu máu (thrombocytopenia); tuy nhiên, trong ba trường hợp này, có một trường hợp có hiện tượng tiểu cầu kết tụ (clumped platelets). Báo cáo trước đây về giảm tiểu cầu có thể chính xác hoặc có thể là số lượng tiểu cầu tự động thấp do xu hướng tiểu cầu của mèo kết tụ trong ống nghiệm.
Không có bất kỳ thay đổi sinh hóa cụ thể nào được báo cáo ở mèo mắc bệnh anaplasmosis. Những bất thường về sinh hóa ở mèo bị nhiễm bệnh có thể bao gồm tăng đường huyết, tăng cholesterol máu và giảm albumin máu hoặc tăng albumin máu. Phân tích nước tiểu có thể cho thấy protein mặc dù đây không phải là phát hiện nhất quán ở mèo.
Điều trị bệnh Anaplasma
Ngay sau khi bác sĩ thú y có thể chẩn đoán ra bệnh anaplasma trên mèo, việc điều trị sẽ bắt đầu. Thuốc kháng sinh oxytetracycline có hiệu quả trong điều trị bệnh anaplasmosis, vì vậy mèo của bạn sẽ được kê một loại thuốc thuộc dòng thuốc này. Những loại kháng sinh này thường cần được sử dụng hàng ngày trong khoảng thời gian bốn tuần để loại bỏ nhiễm trùng khỏi cơ thể mèo.
Uống với liều 5 mg/kg hai lần một ngày trong 14 đến 28 ngày. Xin lưu ý rằng doxycycline có thể gây xói mòn, viêm và hẹp thực quản ở mèo. Vì lý do này, khi uống thuốc phải có nước hoặc chất lỏng để đảm bảo rằng thuốc đi vào dạ dày. Chán ăn, nôn mửa và tiêu chảy là những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất khi sử dụng doxycycline. Tăng men gan trong huyết thanh (ALT, ALP) cũng có thể xảy ra.
Nếu mèo của bạn có triệu chứng sưng khớp khiến chúng khó đi lại, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc chống viêm để giúp giảm các triệu chứng này.
Bác sĩ thú y cũng có thể kiểm tra kỹ lưỡng cơ thể mèo của bạn để xem có con bọ ve nào ẩn bên dưới bộ lông của chúng hay không. Nếu tìm thấy bất kỳ bọ ve nào, bác sĩ thú y sẽ loại bỏ chúng ngay lập tức.
Sau khi dùng đủ liều thuốc, bác sĩ thú y sẽ yêu cầu bạn đưa mèo trở lại tái khám để có thể tiến hành kiểm tra lại máu.


Sự phục hồi sau khi mắc bệnh
Tình trạng của mèo sẽ bắt đầu cải thiện dần trong vòng 24 – 48 giờ sau liều kháng sinh đầu tiên, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng dùng thuốc. Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ thú y và quản lý kỹ từng viên thuốc được kê cho mèo của bạn.
Vì bệnh anaplasma trên mèo lây truyền qua bọ ve nên mèo của bạn có thể dễ dàng bị nhiễm trùng trở lại nếu tiếp xúc với bọ ve bị nhiễm bệnh. Trao đổi với bác sĩ thú y về các loại thuốc phòng ngừa ve hiệu quả nhất trên thị trường để xem bạn nên dùng loại nào cho mèo. Trong khi bạn đang sử dụng biện pháp phòng chống ve, bạn vẫn nên tạo thói quen kiểm tra ve cho mèo thường xuyên. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ con ve nào, hãy nhanh chóng loại bỏ chúng để chúng không có thời gian lây nhiễm cho mèo của bạn. Giữ mèo của bạn trong nhà càng nhiều càng tốt và hạn chế tiếp xúc với các động vật khác để ngăn ngừa nhiễm trùng anaplasmosis.
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về bệnh Anaplasma trên mèo và sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của mèo. Để bảo vệ mèo khỏi các nguy cơ liên quan đến Anaplasma, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng đúng lịch, và giữ môi trường sống sạch sẽ là rất quan trọng. Nếu mèo có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, hãy đưa ngay chúng đến bác sĩ thú y để kịp thời chẩn đoán và điều trị chính xác. Chăm sóc và yêu thương đúng cách sẽ giúp mèo của bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tài liệu tham khảo:
wagwalking.com/cat/condition/anaplasmosis
mspca.org/angell_services/feline-anaplasmosis/


Lê Vân Anh là founder của website Monspet, và hiện cũng đang là một foster – chuyên cứu hộ nhiều chó mèo lang thang cơ nhỡ. Từ kinh nghiệm thực tế và luôn cố gắng học hỏi các thông tin mới đã giúp cô ấy có được khá nhiều kiến thức và kĩ năng trong hoạt động cứu hộ, chăm sóc động vật. Bạn có thể theo dõi thêm về cô ấy tại đây: